BẠN CÓ BIẾT NGUỒN GỐC CỦA CÀ PHÊ?

1. Câu chuyện thú vị về nguồn gốc phát hiện cây cà phê

 Cây cà phê được phát hiện vào khoảng năm 850, tại Ethiopia. Lịch sử ghi nhận rằng cây cà phê được phát hiện bởi một anh chàng chăn dê tên là Kaldi. Trong quá trình chăn thả bầy gia súc của mình, Kaldi phát hiện lũ dê của mình sau khi ăn một nhánh cây có hạt màu đỏ thì trở nên hưng phấn bất thường. Tò mò anh chàng này cũng bèn ăn thử và cảm thấy kì lạ, bản thân mình cũng trở nên hưng phấn và tỉnh táo hơn.

Kaldi đem phát hiện này của mình đến nói cho Giáo trưởng nghe và bị xem là vớ vẩn, vị Giáo trưởng này thẳng tay ném nhành cây của Kaldi vào củi lửa. Sau đó một lúc, mùi thơm từ nhành cây này tỏa ra gây thu hút sự chú ý của mọi người ở đó. Họ ngạc nhiên, lấy những hạt của cành cây đó ngâm vào nước và uống thử, ai cũng thấy bất ngờ về hiệu quả tỉnh táo mà nó mang lại. Từ đó, tiếng lành đồn xa, giống cây này được truyền bá rộng rãi đến các thánh đường Hồi giáo và trở thành thức uống bắt buộc trong các nghi lễ cầu nguyện của Giáo sĩ. Và chính những Giáo sĩ Hồi giáo này là người đã hạt cà phê đi khắp nơi, để chúng trở nên phổ biến.

2. Quá trình du nhập của cây cà phê vào Việt Nam

Trước kia cà phê được biết đến là một loại thức uống xa xỉ, chỉ dành riêng cho giới quý tộc, vua chúa, đặc biệt là ở những nước phương Tây. Vì khi ấy cà phê còn chưa phổ biến, không phải ở đâu cũng trồng được và quá trình rang xay còn làm bằng thủ công, đòi hỏi sự phức tạp.

Sau khi được biết đến rộng rãi, năm 1857, cây cà phê đầu tiên được người Pháp mang đến Việt Nam để trồng thử nghiệm, thông qua các nhà truyền giáo. Đầu tiên, nó được thử nghiệm tại các nhà thờ Công giáo ở các tỉnh phía bắc, như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh; và sau đó lan sang một số tỉnh miền trung, như Quảng Trị và Quảng Bình. Cuối cùng, cà phê đã được đưa đến các tỉnh phía Nam của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Sau đó người ta mới phát hiện ra rằng Tây Nguyên là nơi thích hợp nhất để trồng cà phê bởi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây.

Từ sau đó, nhiều giống cà phê hơn được đưa về trồng thử nghiệm, cuối cùng hai giống cà phê phát triển tốt nhất tại nước ta đó là Arabica và Robusta, ngoài ra còn có các giống Culi, Cherry, Moka,…

Từ một nước là thuộc địa, cà phê chỉ được trồng với mục đích phục vụ thực dân là chính, sau hơn một thế kỷ, đến hiện tại Việt Nam đã vươn lên trở thành đất nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới. Điều này không chỉ dựa vào yếu tố may mắn về điều kiện thời tiết, đất đai thổ nhưỡng mà còn là công sức, tâm huyết của bao thế hệ làm sao để tìm tòi, nghiên cứu ra phương pháp phát triển cây cà phê một cách tốt nhất, chất lượng nhất.

3. H’Mong Coffee – Tự hào là cà phê Việt – Tự hào là cà phê của người H’Mong

Từ câu chuyện về những chú dê ăn cà phê của Kaldi, có thể dễ dàng thấy được rằng ngay từ xa xưa, khi khoa học còn chưa phát triển, cà phê đã được biết đến như một loại siêu thực phẩm giúp kích thích thần kinh, tỉnh táo, tăng năng lượng.

Với sứ mệnh mang những giá trị tốt đẹp từ cây cà phê lan tỏa đến cộng đồng, để ai cũng có thể dễ dàng thưởng thức được những tách cà phê nguyên chất, trọn vẹn, H’Mong Coffee tự hào là thương hiệu cà phê đầu tiên của người H’Mong, đã cho ra đời ra những sản phẩm cà phê từ những hạt cà phê được lựa chọn kỹ lưỡng, trải qua quá trình rang xay nghiêm ngặt, giữ trọn vị cà phê Việt. Đồng thời với kinh nghiệm hơn 20 năm trồng cà phê và những bí quyết riêng của người H’Mong, chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm độc đáo nhất.